Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ (tính bằng mg) nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các hoạt động của cơ thể. Chúng là chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa, từ quá trình trao đổi chất đến xây dựng hệ thống miễn dich trong cơ thể. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là điều vô cùng cần thiết.

Sự ra đời của vitamin

Năm 1905, nhà khoa học người Anh tên là William Fletcher đã trở thành người đầu tiên xác định xem việc loại bỏ các yếu tố đặc biệt, được gọi là vitamin, từ thực phẩm sẽ dẫn đến bệnh tật . Bác sĩ Fletcher đã khám phá ra trong khi nghiên cứu nguyên nhân của bệnh Beriberi. Việc ăn cơm từ gạo chưa được đánh bóng, có vẻ như ngăn chặn được bệnh Beriberi trong khi ăn cơm nấu từ gạo đánh bóng thì không. Do đó, Fletcher nghi ngờ rằng có những chất dinh dưỡng đặc biệt chứa trong vỏ trấu của gạo đóng một vai trò.

Năm 1906, nhà sinh hóa học người Anh Sir Frederick Gowland Hopkins cũng phát hiện ra rằng một số yếu tố thực phẩm quan trọng đối với sức khỏe. Năm 1912, nhà khoa học người Ba Lan Cashmir Funk đặt tên các phần dinh dưỡng đặc biệt của thực phẩm là “vitamine”. Theo tiếng Latin, “vita” có nghĩa là “sự sống” và “amine” là thành phần hóa học cần thiết cho sự sống. Vitamine sau đó được rút ngắn thành vitamin.

Nguồn gốc và phân loại vitamin

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp viatmin mà chí hấp thụ qua các thực phẩm tự nhiên, qua ánh nắng mặt trời…

Vitamin tan trong chất béo:
  • Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng miễn dịch.
  • Vitamin D: Rất quan trọng cho sức khỏe của xương và hấp thụ canxi.
  • Vitamin E: Một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
  • Vitamin K: Quan trọng đối với quá trình đông máu.

Hòa tan trong chất béo, những vitamin này có thể được lưu trữ trong các mô mỡ và gan của cơ thể. Vì vậy, chúng không cần thiết phải tiêu thụ hàng ngày nhưng điều cần thiết là phải duy trì lượng tiêu thụ thường xuyên để tránh thiếu hụt.

Vitamin tan trong nước:

Những vitamin này hòa tan trong nước và thường không được lưu trữ trong cơ thể.

  • Vitamin C: Quan trọng cho sự hình thành collagen, chữa lành vết thương và là chất chống oxy hóa.
  • Vitamin B1 (Thiamin): Hỗ trợ sản xuất năng lượng từ carbohydrate.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng và chuyển hóa chất béo.
  • Vitamin B3 (Niacin): Quan trọng cho việc sửa chữa DNA và sản xuất năng lượng.
  • Vitamin B5 (Axit pantothenic): Cần thiết cho việc tổng hợp coenzym A.
  • Vitamin B6 (Pyridoxin): Giúp chuyển hóa axit amin.
  • Vitamin B7 (Biotin): Quan trọng cho quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate.
  • Vitamin B9 (Axit folic): Rất quan trọng cho quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào.
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin): Cần thiết cho chức năng thần kinh và sự hình thành hồng cầu.

Vì các vitamin tan trong nước không được lưu trữ trong cơ thể nên chúng cần được tiêu thụ thường xuyên trong chế độ ăn uống. Trong số này, trong khi hầu hết các vitamin tan trong nước đều hoạt động thông qua các coenzym liên quan của chúng, thì chỉ có một loại vitamin tan trong chất béo là Vitamin K, được xác định là hoạt động như một coenzym.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *